Sáu thói quen hằng ngày có thể gây tổn thương thận
Những thói quen gây hại cho thận
Sử dụng thuốc không đúng cách: Sử dụng các loại thuốc Đông Y chứa các thành phần gây hại cho thận như hán phòng kỷ, cây nhạc ngựa, mộc thông hoặc các loại thuốc giảm đau có thành phần indomethacin, paracetamol, aspirin có thể gây tổn thương thận nghiêm trọng

Uống nước chè sau khi nhậu: Nhiều người cho rằng, uống chè đặc sau khi nhậu có thể giải rượu. Tuy nhiên, trên thực tế, uống nước chè không những không giải được rượu mà còn làm tổn thương thận nghiêm trọng. Chất theophylline trong trà có thể nhanh chóng tác động đến thận, thúc đẩy quá trình đi tiểu. Lúc này rượu chưa được phân hủy mà đã được đào thải ra khỏi thận sẽ khiến thận bị kích thích bởi một lượng lớn ethanol, từ đó làm hỏng chức năng thận.
Uống quá nhiều đồ uống có tính axit cao: Cơ thể con người duy trì sự cân bằng axit-bazơ thông qua sự điều chỉnh của chính nó. Nước ngọt và nước uống có ga nói chung có tính axit cao, và độ pH trong cơ thể sẽ phải thay đổi đáng kể sau khi uống những đồ uống này. Thận là cơ quan chính điều chỉnh độ pH của cơ thể con người. Vì vậy, uống quá nhiều nước ngọt trong thời gian dài sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và tăng nguy cơ tổn thương thận.
Chế độ ăn quá mặn: Chế độ ăn quá mặn, đặc biệt là một số đồ ăn vặt có hàm lượng muối cao sẽ khiến con người vô tình hấp thụ quá nhiều muối. Điều này sẽ khiến huyết áp tăng cao, máu đến thận không thể duy trì lưu lượng bình thường, từ đó gây ra bệnh thận.

Uống quá ít nước: Nếu bạn không uống nước trong một thời gian dài, lượng nước tiểu sẽ giảm còn nồng độ chất thải và chất độc trong nước tiểu tăng. Sỏi thận và nhiễm trùng đường tiết niệu trên lâm sàng thường có liên quan mật thiết đến việc không uống nước trong thời gian dài. Như vậy, để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh thận, bạn cần bổ sung khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Uống đủ nước có thể làm loãng nước tiểu, bảo vệ thận và giúp đào thải mọi độc tố và chất cặn bã ra khỏi cơ thể.
Thường xuyên nhịn tiểu: Nước tiểu tồn tại trong bàng quang quá lâu sẽ rất dễ làm vi khuẩn sinh sôi,vi khuẩn sẽ ngược dòng qua niệu quản đến thận gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Loại nhiễm trùng này một khi tái phát có thể dẫn đến viêm thận bể thận mãn tính, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây suy thận.
Thận là nền tảng bẩm sinh và là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể con người. Chức năng của thận có bình thường hay không đóng vai trò quyết định đến sức khỏe. Người xưa đã giải thích nguyên nhân gây ra sự lão hóa của con người là do thận khí suy giảm, tinh khí cạn kiệt, đồng thời nhấn mạnh bồi bổ thận khí chính là điều kiện để kéo dài tuổi thọ.
Theo lý luận của y học cổ truyền Trung Quốc, thận có nhiệm vụ tích trữ tinh khí và hồi sức cho tai. Vì tai là nơi tập trung của rất nhiều huyệt đạo, do đó, xoa bóp tai thường xuyên có tác dụng rất hiệu quả trong việc tăng cường thận khí và sức khỏe của con người.
Phương pháp mát-xa tai hiệu quả

1. Kéo hai tai
Duỗi thẳng hai ngón tay trỏ, đưa vào lỗ tai và xoay 180 °. Thực hiện từ 3 đến 6 lần. Phương pháp này có thể thúc đẩy sự nhạy cảm của thính giác và tăng cường chức năng não bộ.
2. Ngoáy lỗ tai
Nên cắt ngắn móng tay của ngón trỏ hoặc ngón giữa, sau đó cho vào ống tai và ngoáy. Cố gắng sao cho đầu ngón tay chạm hết vào các vùng trong ống tai. Mỗi lần ngoáy xoay tay khoảng 100 lần/trong 1 ngày. Phương pháp này giúp thư giãn não bộ, bổ thận cố tinh, tăng cường trí nhớ. Đồng thời có thể phòng và trị các chứng liệt dương, tiểu đêm, tiểu nhiều, đau thắt lưng, đau xương cổ, rối loạn tinh thần, đau đầu, chóng mặt,…
3. Mát-xa vành tai
Dùng toàn bộ ngón tay cái và hầu hết ngón trỏ để xoa vuốt vành tai, xoa đi xoa loại khoảng 100 lần/ngày, mỗi lần thực hiện khoảng 3 đến 5 phút. Phương pháp này có thể chữa đau đầu, chóng mặt, suy nhược thần kinh, ù tai và các bệnh khác.
4. Xoa tai
Ngón cái đặt phía sau tai, các ngón còn lại đặt phía trước rồi lần lượt vuốt vành tai và dái tai, xoa bóp đều tay, mềm mại. Thực hiện mỗi lần 20 nhịp, mỗi ngày làm vài lần. Kiên trì thực hiện trong thời gian dài sẽ có tác dụng bổ thận tráng dương.
5. Minh Thiên Cổ
Đặt hai lòng bàn tay áp sát vào tai. Lấy ngón trỏ đè lên ngón giữa, dùng sức bật ngón trỏ ấn mạnh vào xương chẫm. Lúc này, chúng ta sẽ nghe được âm thanh phát ra như tiếng trống. Thực hiện liên tục động tác khoảng 24 lần. Phương pháp này có tác dụng làm sảng khoái tinh thần, chữa ù tai, chóng mặt, mất ngủ, nhức đầu, suy nhược thần kinh và các chứng bệnh khác của người trung niên và cao tuổi.
6. Vuốt toàn bộ tai
Dùng cả bàn tay xoa lên toàn bộ tai, xoa trước/sau khoảng 50 lần và xoa trên/dưới khoảng 50 lần/ngày. Phương pháp này giúp tăng cường khí huyết, thông mạch máu, toàn thân thư giãn, dễ chịu.